Freeship cho đơn hàng từ 10.000.000₫

Kinh nghiệm để chọn được bộ dàn karaoke hoàn hảo

Bạn muốn có một dàn karaoke tại nhà hát thật hay, âm thanh thật chuẩn?

Với những ai thích hát karaoke thì việc tậu một dàn karaoke tại nhà để thỏa mãn niềm đam mê là không thể thiếu.

Hiện nay có rất nhiều dòng sản phẩm giúp bạn trang bị dàn karaoke tại nhà dễ dàng. Tuy nhiên, không phải dàn karaoke karaoke nào cũng cho bạn chất lượng âm thanh tốt nhất.

Chính vì thế, shop Long Audio muốn chia sẽ kinh nghiệm cách chọn thiết bị dàn karaoke cũng như cách lắp đặt và cân chỉnh dàn âm thanh như thế nào để tối ưu nhất cho một dàn karaoke tại gia.

Cách chọn thiết bị đầu karaoke. ​


Đầu karaoke.

Trên thị hiện nay xuất hiện rất nhiều loại đầu karaoke, vì thế trước khi chọn cho mình một đầu karaoke bạn cần cân nhắc về nhu cầu sử dụng, tài chính của mình để có thể chọn được đầu karaoke thích hợp.


Mỗi loại đầu karaoke đều có những ưu nhược điểm riêng chính vì thế bạn cần xác định nhu cầu sử dụng của mình.

Hiện nay, ngoài dòng nhạc karaoke midi mà chúng ta vẫn thường thấy tại các quán karaoke hoặc ngay tại nhà bạn đang sử dụng thì khoảng 1 năm trở lại đây xuất hiện thêm một loại nhạc karaoke mới nữa đó là nhạc karaoke MTV.

 

 

 

 

Nhạc karaoke MTV này đang được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay, vì cho chất lượng hình ảnh đẹp, âm thanh hay hơn nhạc midi rất nhiều.

Khác với nhạc karaoke midi sử dụng hình nền phong cảnh và chất lượng hình ảnh mờ thì dòng nhạc karaoke MTV sử dụng hình nền là các video clip hoặc sân khấu ca sĩ đang hát với âm thanh và hình ảnh đều đạt chuẩn HD.

Vì nhạc karaoke MTV là nhạc không nén nên có dung lượng lớn vì thế nhạc karaoke thường được chứa trong ổ cứng có dung lượng từ 1TB trở lên.


Một số đầu karaoke sử dụng được dòng nhạc karaoke MTV hiện nay mà bạn có thể tham khảo như: Vidia karaoke, arirang 3600 KTV, arirang 3600HDMI, Viet KTV, Hanet….

 

Amply karaoke.

Amply karaoke là bộ phận rất quan trọng trong dàn karaoke, vì thế việc lựa chọn amply chất lượng và kết nối phù hợp với các thiết bị còn lại trong dàn karaoke góp phần làm cho dàn karaoke của bạn hay hơn rất nhiều.


Một vài lưu ý cho bạn khi thử amply tại các cửa hàng:


- Đầu tiên để thử sức mạnh của amply bạn bật một bài hát và nghe ở mức âm lượng vừa phải, nên chọn bài hát có dải động rộng. Sau khi bạn đã quen với mức trung bình, hãy tăng volume để biết giới hạn âm lượng của chiếc amply.


- Bạn hãy lắng nghe phần trình diễn tiếng bass của amply, bạn nên để ý xem tiếng bass có vỡ không. Hoặc nếu tiếng lỏng, bị chậm hay thiếu sức căng, sức nặng, thì ampli này có lẽ không thể đảm nhiệm được công việc đánh chiếc loa của bạn. Tiếng bass yếu là báo hiệu của một chiếc ampli có công suất không đủ với loa.

 

- Yêu cầu đặt ra là ampli công suất phải thể hiện được sức căng, sự chính xác, tốc độ và chiều sâu khi âm lượng tăng lên. Khi tiếng bass trở nên chậm chạp, ướt át cũng là lúc bạn đã đẩy ampli lên điểm hoạt động giới hạn của nó. Nghe một lúc, bạn sẽ cảm nhận được khi nào ampli bắt đầu xuất hiện vấn đề. Trong những điểm cao trào của âm thanh, liệu ampli có bị lúng túng quá không hay nó vẫn trình diễn một cách bình tĩnh.


- Tuy nhiên, với cách thử trên chỉ dành cho những bạn có khả năng nghe âm thanh tốt. Còn dối với những bạn không rành về âm thanh thì bạn nên ghé những cửa hàng uy tín hoặc nên dắt theo một người rành âm thanh đi cùng nhé.


- Và bạn có thể chọn một trong những thương hiệu amply karaoke nổi tiếng hiện nay như: Jarguar, Paramax, Boston…

 

Loa karaoke.

- Để chọn loa hát karaoke gia đình bạn nên chọn loại loa có công suất khoảng 100-150W/ loa. Vì loa và amply luôn phải phù hợp vì thế nếu chọn loa có công suất lớn hơn thì bạn nên chọn amply có đủ công suất phát với loa để tránh gặp tình trạng âm thanh ko chuẩn hoặc chát amply.

Micro karaoke.


 - Micro karaoke là thiết bị truyền tải tiếng ca của bạn đến amply để xử lý và phát ra loa. Vì thế bạn không nên bỏ qua bước chọn micro.


Tùy theo nhu cầu sử dụng bạn có thể chọn loại micro có dây hoặc micro không.

- Micro có dây là tín hiệu âm thanh của giọng hát sau khi được chuyển thành dạng sóng âm thanh rất nhỏ rồi thì được truyền đến amply qua đường dây. Chúng ta thường gọi đó là dây micro.


- Micro không dây có cấu tạo phần thân, chụp bảo vệ, củ micro và màng rung cuộn dây giống hệt như là micro có dây. Nhưng thay vì truyền bằng dây thì nó truyền bằng sóng cao tần, khi đó trên thân micro nó có một bộ phận phát tín hiệu (giọng nó thu được của người hát) lên không gian trong một bán kính nhất định (100-200m) và ở âm ly karaoke sẽ có một bộ phận nhận tín hiệu âm thanh mà micro đã phát ra.

- Chúng ta nên dùng micro không dây trong trường hợp: Khi ở trong môi trường giữa người hát và amply phải để quá xa nhau từ 20m trở lên. Vì nếu dùng micro có dây thì tín hiệu đi xa quá sẽ bị suy giảm hết trên đường dây. Còn nếu dùng để hát karaoke trong gia đình để có chất lượng tốt chúng ta chỉ nên dùng micro có dây.


Cách thử để biết micro tốt

- Một micro tốt sẽ có âm thanh giải âm rộng và trung thực. Giải âm hẹp là khi bạn chỉnh nút trung trầm của micro lên cao thì tiếng trung trầm bị vỡ. Nhưng khi bạn chỉnh cho nó tròn đẹp thì trung trầm giọng bạn bị thiếu quá nhiều. Tiếng cao cũng tương tự. Micro tốt là chỉnh trung trầm được rất cao và tiếng cao chỉnh lên cao thoải mái mà nó không bị sẽ hoặc rít.


Ngoài ra nếu bạn có ý định chọn mua dàn karaoke nguyên bộ, thì bạn có thể áp dụng cách kiểm dàn karaoke sau để chọn được cho mình dàn karaoke như ý muốn.



1. Giảm delay, repeat, để echo mức trung bình.

2. Bật mic lên khi volume cả dàn đang để mức trung bình, nếu nghe tiếng dội qua loa --> receiverkhông có mạch chống nhiễu.

3. Thử giọng nói bằng 1,2,3, alo... Hát thử một bài ưa thích xem tiếng có trong, rõ, ấm và không bị rè.

4. Kiểm tra cả hai micro để tránh trường hợp chỉ hoạt động một cái. Người mua nên yêu cầu cho mang thử 2 hoặc 3 bộ micro hiệu khác.

5. Khi lắp rắp tại nhà, mở dàn với mức music volume nhỏ để kiểm tra micro. Người mua nên kiểm tra từ 20-30 phút, tránh thử chớp nhoáng để đến lúc mua không có cơ hội chọn lại. Khi thử nên thử cả hai micro, hát một nửa bằng micro một và chuyển sang micro hai để so sánh.

6. Bài kiểm tra cuối cùng là giảm echo, delay và repeat xuống 0, thử tiếng thuần của micro. Người hát sẽ nghe rõ nhất tính chất âm thanh mỗi micro. So sánh độ nhạy bằng cách hát đều 1 nốt và đưa mic xa dần miệng. Một mic có độ nhạy tốt sẽ giảm dần đều âm theo độ xa, cách 15cm vẫn còn hút tiếng. Micro loại thường có thể hát rất tốt nếu micro gần miệng ít hơn 3cm, nhưng đưa ra độ 5cm sẽ đột ngột giảm độ hút âm và độ 15cm thì không còn nghe tiếng.



Tiếp theo, shop Long Audio sẽ chia sẻ đến bạn cách bố trí và sắp xếp chúng ra sao để dàn karaoke phát huy tối đa chất lượng âm thanh.


Bạn nên bố trí loa karaoke càng xa các thiết bị càng tốt .


Ví dụ: Đầu karaoke là những thiết bị nhạy cảm với độ rung động của loa. Nếu như bạn đặt loa karaoke quá gần, sóng âm vô hình tạo thành những ngoại chấn ảnh hưởng đến sự chuyển động của mâm quay, mắt đọc, làm thay đổi sắc âm, gây méo tiếng.


Bạn hãy hình dung rằng, một dàn karaoke sẽ như một bức tranh âm nhạc, nếu như chúng được sắp xếp cân đối. Thì người nghe khi đứng trước bức tranh đó, sẽ cảm nhận được chiều sâu của âm phát ra.


- Vị trí nghe tốt nhất trong phòng là nơi mà cường độ tín hiệu âm thanh từ loa đến tai bạn mạnh hơn (hoặc ít nhất là bằng) những sóng âm phản hồi từ trần, tường và sàn. Nên bạn cần phải di chuyển vị trí ngồi đến gần loa hơn vì lúc đó tai bạn có thể phân biệt đúng về lượng giữa âm thanh trực tiếp và gián tiếp.


- Hệ thống loa phải được đặt ở vị trí thoáng, không bị gò ép bởi những bức tường hoặc những vật có tiết diện lớn. Tránh xa các bức tường có cộng hưởng như, góc nhà, gầm cầu thang. Những vị trí đó sẽ làm tang cường bass và gây méo tiếng.


Đối với vị trí bạn ngồi, cũng nên tránh xa tường sau và cách tường bên khoảng cách tối thiểu là 1m. Nếu ngồi gần tường, tai bạn sẽ nhận toàn những sóng phản hồi từ các bức tường, làm mất tính trung thực của âm thanh


Để tối ưu hóa, bạn nên hướng mặt loa vào vị trí ngồi nghe thành hình tam giác với một góc 15 độ (so với trục song song tường bên), điều này giúp giảm thiểu hiện tượng cộng hưởng phòng, đặc biệt là đối với phòng nghe có quá nhiều tiếng bass (bị dội bass). Trong trường hợp âm dội vẫn còn, bạn có thể nâng góc loa lên khoảng 20 độ.

- Giải pháp để giảm cộng hưởng lúc này là bạn có thể sử dụng thêm các vật liệu tiêu âm như: Không nên để trống hai bên tường, thay vào đó, bạn có thể dùng kệ sách, kệ đĩa hoặc gia công các hộp tán âm bằng gỗ


Điều cuối cùng mà Shop Long Audio muốn chia sẻ đến bạn nhằm giúp bạn có một dàn karaoke tại nhà thật sự hoàn hảo đó cách cân chỉnh âm thanh dàn karaoke.



Bước 1: Điều chỉnh tất cả các núm vặn về vị trí giữa (12h)


Bước 2: Chỉnh Micro 1

- Chỉnh nút số 1 và số 22 nói alo alo sao cho đủ đến tai người hát, nếu chỉnh thiếu thì người hát sẽ bị mệt khi hát (bước này là quan trọng nhất).

- Chỉnh nút số 4 LO nói từ “ 4 ” và “ 7 ” sao cho tiếng trầm đủ, nếu thừa tiềng mic trầm sẽ bị ồm ù tiếng, nếu chỉnh thiếu nút này thì giọng hát sẽ bị tình cảm, cảm xúc, trầm âm (bạn chỉnh tiến xuôi theo chiều kim đồng hồ, khi nào tiếng trầm bị vỡ, méo thì lùi lại).

- Chỉnh nút số 6 HI nói từ “6” và “ 9” sao cho tiếng tress đủ không thừa nếu thừa thì tiếng bị xé vỡ giải cao, không thiếu nếu thiếu thì tiếng bị già buồn thiếu tươi trẻ, nếu thừa thì tiếng bị xé chói rít (bạn chỉnh xuôi theo chiều kim đồng hồ, khi nào tiếng treble bị xé thì lùi lại).

- Chỉnh nút số 5 MID nói từ “ 2 ” chỉnh sao cho tiếng 2 tròn nhất là được.

Chú ý: Khi chúng ta nói 1 từ sẽ nhiều hơi hơn là chúng ta hát 1 câu, nên khi chỉnh âm sắc của micro như ở trên bạn nên chỉnh hơi quá 1 chút, đến khi hát là vừa.

Với khi hát giải trí thì người hát cũng không hát tốt lắm, khi bạn chỉnh hơi cao hơn thì giọng của bạn sẽ được máy hỗ trợ hơn.

- Nút ECHO số 3: Khi có 2 người hát song ca, mà ở Mic 1 người đó hát kém hơn người Mic2, thì khi đó bạn chỉnh tăng nút này lên 1h để hỗ trợ người hát Mic1.

- Nút BAL số 2 chúng ta không dùng đến.

Bước 3: Chỉnh độ vang (Echo)

- Nút số 16 RPT là nút chỉnh độ lặp lại của tiếng Micro, ở vị trí 12h thì có 6 tiếng lặp lại, hát thông thường bạn nên để ở vị trí này, nếu ai hát tốt bạn chỉnh về 5 nhại thì bạn vặn ngược kim đồng hồ về vị trí 11h. Nếu bạn muốn tăng Echo thì bạn làm ngược lại.

- Nút số 17 DLY là nút chỉnh tốc độ của giọng hát, thông thường nút này cũng để 12h, nhưng khi bạn thấy tiếng hát chậm hơn tiếng nhạc bạn cần tăng tốc độ tiếng hát lên, bạn tăng nút này lên 12h30 hoặc 13h và nếu bạn muốn tiếng Micro chậm đi bạn làm ngược lại.

- Nút số 14 LO nếu bạn muốn tăng giảm vang của phần tiếng Mic trầm.

- Nút số 15 HI nếu bạn muốn tăng giảm vang của tiếng Mic cao.


Bước 4: Chỉnh tiếng nhạc (Music)

- Bạn điều chỉnh nút 18 volume nhạc tiếng nhạc to bằng tiếng Micro hoặc nhỏ hơn một chút.

- Bạn điều chỉnh nút 21 tiếng treble lớn lên khi nào bạn thấy tiếng nhạc cao vỡ, xé thì lùi lại, nhưng không nên chỉnh thiếu, nếu chỉnh thiếu thì bản nhạc sẽ buồn thiếu sống động.

- Bạn điều chỉnh nút 19 tiếng bass cân bằng với tiếng treble, tiếng bass mạnh, không ù rền quá là được.

- Nút 20 MID đây là nút chỉnh tiếng trung của nhạc, nút này nên để 9-10h, vì nếu chỉnh lớn quá tiếng này sẽ đè vào tiếng Micro của bạn.


Bước 5: Chỉnh bộ nút tổng (Master channel)

- Nút 22 đỏ tổng là âm lượng của cả phòng bạn, đã chỉnh từ bước 1 để lấy chỉnh tiếng Micro 1.

- Nút 23 LO, 24MID, 25 HI là nút tổng của cả tiếng micro và tiếng nhạc. Nó chỉ dùng khi ở các nút ở hàng Micro và nhạc đã bị chỉnh hết mà thôi.


Hy vọng bài viết này sẽ bổ ích cho những bạn đang cần, nếu bạn muốn được hướng dẫn cặn kẽ cách cân chỉnh dàn karaoke chuyên nghiệp như ở các quán karaoke thì đến Long Audio đ/c 67C Hai Bà Trưng, P Cửa Nam, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Chúc bạn có một dàn karaoke thật ưng ý nhé.

 

Xem tin khác

Thêm sản phẩm vào giỏ hàng thành công!

Tin tức mới nhất

Xem tất cả

Video nổi bật

Xem tất cả